Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là gì? Lấy ví dụ về lao động trừu tượng

Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là gì?

Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là lao động cụ thể và lao động trừu tượng

Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.

Hàng hóa của hai thuộc tính không phải do có hai thứ lao động khác nhau kết tinh lại trong nó mà là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt. Hàng hóa vừa mang tính chất cụ thể vừa mang tính chất trừu tượng. 

Cùng giasuglory.edu.vn phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa sau đây:

Lao động cụ thể

Lao động cụ thể
Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn, hoàn toàn có thể tồn tại và gắn liền với vật, với sản phẩm hàng hóa đó

Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn, hoàn toàn có thể tồn tại và gắn liền với vật, với sản phẩm đó. Đây cũng chính là một điều kiện không thể thiếu trong mọi hình thái kinh tế xã hội. Sau đây là đặc trưng của lao động cụ thể:

  • Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định

Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, công cụ lao động riêng, đối tượng lao động riêng. Chính những cái riêng đó làm cho lao động cụ thể khác với lao động cụ thể kia.

Ví dụ: Lao động cụ thể của người thợ may cần nguyên vật liệu là vải vóc, kim chỉ.. có mục đích là tạo ra sản phẩm may mặc quần áo. Lao động cụ thể của thợ nề có nguyên liệu là gạch, đá, ximang … tạo ra công trình xây dựng. Ngoài ra, Lao động cụ thể của thợ mộc tạo ra sản phẩm gỗ. Lao động cụ thể của thợ cơ khí tạo ra sản phẩm kim loại…

  • Lao động cụ thể phản ánh trình độ phân công lao động xã hội
Xem Thêm Bài Viết  Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?

Lao động cụ thể muôn hình muôn vẻ tạo ra giá trị sử dụng đa dạng, cũng chính là cách phản ánh trình độ phân công lao động xã hội. Nói như vậy, có nghĩa rằng, càng xuất hiện nhiều lao động cụ thể thì phân công lao động xã hội càng chi tiết, sản xuất hàng hóa càng phát triển, xã hội đó càng tiến bộ.

  • Lao động cụ thể lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn

Lao động cụ thể tồn tại không phụ thuộc bất kỳ vào hình thái kinh tế xã hội nào. Lao động cụ thể của người làm bánh mỳ thì vẫn là công việc tạo ra bánh mỳ, chắc chắn nó sẽ không thể tạo ra quần áo, hay đồ kim khí khi nó ở một hình thái kinh tế xã hội khác.

Đến đây, ta thấy rằng lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng nên điều này cũng lý giải giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.

  • Lao động cụ thể ngày càng phong phú đa dạng, tính chuyên môn hóa cao

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sinh hoạt con người ngày càng cao, với sự trợ giúp của khoa học công nghệ, những nhu cầu đó ngày càng được đáp ứng một cách hoàn hảo.

Lao động trừu tượng

Lao động trừu tượng
Lao động trừu tượng chỉ xét về mặt hao phí sức lao động nói chung (gồm có tiêu hao về sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa

Đã gọi là “trừu tượng” có nghĩa là chúng ta sẽ không thể nhìn thấy được hình dáng, cấu trúc của của mặt lao động này. Lao động trừu tượng chỉ xét về mặt hao phí sức lao động nói chung (gồm có tiêu hao về sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa.

Xem Thêm Bài Viết  Phân tích nội dung, ý nghĩa qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập?

Lao động của người thợ may, thợ xây, thợ điện, thợ làm bánh… ta không cần xét đến việc những ông này sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất ntn, sản phẩm là gì. Mà chỉ cần quan tâm , hao phí lao động trong công việc của các ông ấy như thế nào mà thôi.

  • Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa

Lao động trừu tượng của người sản xuất xe máy sẽ cao hơn lao động trừu tượng của người nuôi gà. Do hao phí lao động xã hội để làm ra 1 chiếc xe máy nhiều hơn việc nuôi 1 con gà. Đương nhiên, khi bán ra thị trường, thì 1 chiếc xe máy có giá cả cao hơn 1 con gà.

  • Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa

Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi. Nếu không có sản xuất hàng hóa, không có trao đổi thì không cần phải quy các lao động cụ thể về lao động trừu tượng. Vì vậy, lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử riêng có của sản xuất hàng hóa.

Ý nghĩa tính hai mặt của sản xuất hàng hóa là gì?

Ý nghĩa tính hai mặt của sản xuất hàng hóa là gì
Ý nghĩa tính hai mặt của sản xuất hàng hóa đó là: Nhờ phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa đã giúp cho C.Mác thành công trong vậy xây dưngh lý luận giá trị

Ý nghĩa tính hai mặt của sản xuất hàng hóa đó là: Nhờ phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa đã giúp cho C.Mác thành công trong vậy xây dưngh lý luận giá trị. Cụ thể:

  • Xác định chất của giá trị do lao động trừu tượng kết tinh, biểu hiện quan hệ xã hội và là phạm trù lịch sử.
  • Xác định được lượng của giá trị là lượng lao động trung bình hay thời gian lao động xã hội cần thiết.
  • Xác định hình thái biểu hiện của giá trị. Hình thái phát triển từ thấp đến cao, từ hình thái giản đơn đến hình thái mở rộng, hình thái chung và hình thái tiền.
  • Xác định được quy luật giá trị, là quy luật cơ bản của sản xuất hàng hóa. Quy luật này đòi hỏi người sản xuất, trao đổi hàng hóa đảm bảo thời gian lao động xã hội cần thiết.
Xem Thêm Bài Viết  Nhà nước bắt nguồn từ đâu? [Pháp luật đại cương]

Ví dụ về lao động cụ thể và lao động trừu tượng

Ví dụ về lao động cụ thể và lao động trừu tượng
Ví dụ về lao động cụ thể và lao động trừu tượng trong nền kinh tế thị trường

Để hiểu hơn về tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, cùng tìm hiểu những ví dụ sau:

Ví dụ về lao động cụ thể

Ví dụ về lao động cụ thể
Ví dụ lao động cụ thể về một người thợ hàn sản xuất khung cửa, bàn ghế, sắt 

Một người thợ hàn mục đích của họ là sản xuất khung cửa, bàn ghế, sắt. Đối tượng ở đây chính là sắt và thép. Phương pháp lao động là sử dụng thao tác xì, hàn, đục, khoan. Sử dụng máy xưa, compa, thước vuông, máy hàn góc, máy hàn chuyên dụng,… Kết quả là khung cửa, bàn, ghế ra đời.

Ví dụ về lao động trừu tượng

Ví dụ về lao động trừu tượng
Ví dụ lao động trừu tượng về điểm chung của người thợ may và người thợ mộc 

Lao động của người thợ may, của người thợ mộc nếu xét về mặt lao động cụ thể, chúng rất khác nhau. Thế nhưng nếu ta gạt bỏ hết mọi sự khác nhau đó thì điểm chung của chúng đều là hao phí sức lực, trí óc, sức thần kinh con người.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *