Trung tâm Gia Sư tại Hải Phòng | Gia sư GloryTrung tâm gia sư Hải Phòng - Glory chuyên dịch vụ gia sư dạy kèm uy tín tại Hải Phòng
Khởi nghiệp bằng cách làm bánh mỳ que đơn giản, siêu ngon
Thứ hai - 06/12/2021 22:12
Bánh mỳ que giờ đây không còn xa lạ đối với các bạn trẻ. Với vẻ ngoài bắt mắt, thơm ngon vừa miệng, hương vị độc đáo mang đâm chất dân dã, bánh mỳ que xuất xứ từ Hải Phòng và Đà Nẵng được các tín đồ ẩm thực ưu ái. Ngoài ra, dưới góc độ kinh doanh, món bánh mỳ que hoàn toàn là sự chọn lựa cho các bạn trẻ với số vốn khởi nghiệp ít, dễ làm và dễ bán....
Bánh mỳ que
Đi dạo trên đường phố, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc bánh mỳ que thương hiệu “bánh mì que Hải Phòng” hay là “bánh mì que Đà Nẵng”. Thực tế, Hải Phòng và Đà Nẵng được biết đến là 2 tỉnh thành có món bánh mì que ngon nhất tại Việt Nam. Và nếu bạn có dịp đến đây thì không nên bỏ lỡ món ẩn thực này nhé!
Bánh mì que có hình dáng dài nhỏ gọn, trong rất xinh xắn. Bên trong bánh có kẹp nhân pate, mùi và tương ớt. Các nguyên liệu rất dễ kiếm, dễ làm.
Bánh mỳ que Đà Nẵng
Mỗi khi thưởng thức bánh mì que bạn sẽ cảm nhận được độ nóng giòn của vỏ bánh, phân nhân thì thơm mùi, béo ngậy và chút cảm giác cay cay ở đầu lưỡi. Đảm bảo ai ăn môt lần cũng mê, ăn một lần là nghiện. Cách làm bánh mì que tại nhà vô cùng đơn giản. Hướng dẫn cách làm bánh mì que Hải Phòng
Bánh mỳ que Hải Phòng (Bánh mỳ cay)
1. Hướng dẫn cách làm vỏ bánh mì que cực đơn giản
Các bước làm vỏ bánh mì que khá đơn giản, tuy nhiên không phải thành phẩm nào sau khi làm xong cũng có được độ giòn bên ngoài và mềm mịn bên trong như mong muốn. Nếu muốn ra lò chiếc vỏ bánh mì que chuẩn nhất, hãy note ngay cách làm vỏ bánh mì que sau đây nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Bột mì: 490g
Muối: ¾ muỗng
Men nở: 1,5 muỗng
Bột bắp: ¾ chén
Nước ấm: 1,5 chén
Các bước tiến hành làm vỏ bánh mì que
Bước 1: Làm bột bánh
Đầu tiên, bạn cho men nở vào âu rồi cho tiếp ¾ phần bột và ½ phần nước ấm. Sau đó bạn dùng tay trộn đều hỗn hợp, cho đến khi thấy bột nhão, nổi bọt là được.
Tiếp theo, trộn muối và phần bột mì còn lại vào âu bột nhão bên trên để cho ra thành phẩm hỗn hợp bột đồng nhất. Tiếp tục cho phần nước ấm vào hỗn hợp bột và trộn đều tay đến khi bột mịn dẻo.
Bạn có thể kiểm tra xem bột đã chuẩn hay chưa bằng cách dùng tay kéo bột. Nếu bột có độ dai, không bị đứt đoạn là đã đạt chuẩn
Bước 2: Công đoạn nhào bột
Lấy phần bột bên trên ra khỏi âu, rắc một chút bột khô lên mặt bàn để tạo một lớp bột áo chống dính. Sau đó, dùng tay nhào bột trong khoảng 10 – 15 phút, khối bột lúc này sẽ có độ mềm, không dính tay
Bước 3: Ủ bột
Bạn quét một lớp dầu ăn mỏng vào xung quanh âu, cho phần bột đã nhào xong vào rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại âu bột. Thực hiện ủ bột trong khoảng 1 tiếng ở nơi thoáng mát, để bột nở gấp 3 lần
Bước 4: Tạo hình bánh mì que
Lấy phần bột đã ủ ra và chia thành những viên nhỏ bằng nhau. Dùng cây cán bột, cán mỏng ra để tạo thành những hình que dài 25 cm
Tiếp đó, dùng dao rạch bánh mì thành những đường chéo song song trên mặt bánh để tạo hình bánh đẹp hơn, thu hút hơn
Bước 5: Nướng bánh
Bật lò nướng bánh mì trước 15 phút ở nhiệt độ 200 độ C, sau đó cho phần bánh mì đã tạo hình xong vào khay đựng và đặt vào lò nướng. Nướng bánh trong khoảng 10 phút với nhiệt độ bên trên, sau đó điều chỉnh nhiệt độ xuống 180 độ C với 20 phút tiếp thoe
Như vậy, là bạn đã vừa hoàn thành xong phần vỏ bánh mì que rồi đấy. Sau khi thực hiện đúng các bước bên trên, bạn sẽ cho ra thành phẩm vỏ bánh mì nóng giòn, vàng ươm đẹp mặt
2. Cách làm nhân bánh mì que
Pate chính là phần nhân quan trọng nhất trong bánh mì que. Cách làm nhân pate rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo đúng các bước hướng dẫn sau đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Gan lợn: 200-300g
Thịt nạc vai: 150g
Bột mì: 300g
Mỡ phần: 50g
Trứng gà: 1 quả
Sữa tươi không đường: 1 túi
Tỏi: 1 củ
Các bước tiến hành làm nhân bánh mì que
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Gan lợn bạn đem rửa sạch với nước rồi thái thành những lát mỏng và ngâm vào sữa tươi không đường khoảng 15 phút để loại bỏ hết phần mùi tanh và độc tố trong gan, sau đó vớt ra rổ nhỏ để ráo
– Phần thịt nạc rửa sạch, thái thành những miếng mỏng, còn phần mỡ rửa sạch, cho vào nồi để luộc chín rồi vớt ra để nguội. Tiếp đó, bạn lấy 1 phần thịt mỡ thái thành hạt lựu và một phần còn lại thái thành từng miếng vuông nhỏ
– Tỏi bóc hết phần vỏ, đập dập và băm nhỏ ra. Sau đó, đem trộn đều với gan lợn, thịt nạc và mỡ hạt lựu. Nêm thêm chút gia vị như tiêu, nước mắm vừa ăn
Bước 2: Xay nhuyễn pate
Cho phần nguyên liệu vừa sơ chế trên (trừ mỡ phần miếng) vào máy xay. Khởi động máy và xay cho đến khi pate nhuyễn mịn đều.
Dùng thìa nhỏ lấy phần pate đã xay cho ra bát to và cho thêm 1 quả trứng gà vào trộn đều để pate có độ dính thơm ngon hơn.
Bước 3: Hấp pate
Xếp phần mỡ thái miếng nhỏ vào trong khuôn đựng pate rồi đổ phần pate đã xay vào. Cho pate vào nồi hấp cách thủy trong khoảng thời gian 3 – 4 tiếng. Sau khi pate chín thì lấy ra, để nguội và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản
Cách làm nước sốt bánh mì que
Chuẩn bị nguyên liệu nấu sốt chua cay
– 3 quả cà chua: Bạn nên chọn loại cà chua chín đều, đỏ, căng mọng và không bị héo thối.
– 1 củ hành tím, ớt tươi (nếu không ăn được quá cay thì bạn chỉ nên chuẩn bị ít ớt)
– Gia vị: đường, nước mắm, muối, dầu ăn
– Dụng cụ: chảo, tô lớn,…
3. Các bước tiến hành làm nước sốt chua cay
Bước 1: Bạn sơ chế tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị
Bạn rửa sạch cà chua, thái hạt lựu để giúp cà chua dễ nhừ hơn khi nấu. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
Rửa sạch ớt tươi, bỏ hạt, băm nhỏ (tùy thuộc vào độ cay mong muốn bạn nên băm lượng ớt vừa đủ).
Bước 2: Tiến hành chế biến phần nước sốt
Đầu tiên, bạn cho dầu vào chảo đun nóng. Sau khi dầu nóng bạn cho hành tím vào chảo phi thơm vàng rồi cho tiếp cà chua vào đảo đều.
Bạn nêm thêm một ít muối, nước mắm và cho thêm đường vào cà chua. Bạn điều chỉnh mức gia vị hợp với khẩu vị của mình.
Sau khi cà chua nhừ đều, nước sốt sôi bạn đun với lửa nhỏ và thường xuyên đảm đều tay để cà chua không bị cháy. Tiếp đó, bạn cho thêm ớt vào nước sốt, đảo thêm một chút và có thể tắt bếp cho nước sốt ra tô để ăn kèm bánh mì.
Sau khi bạn đã chuẩn bị cho mình đầy đủ vỏ và nhân bánh mì que. Thì đây là lúc bạn hoàn thành cho mình chiếc bánh mì que ngon tuyệt hảo rồi đấy!
Vỏ bánh mì que (có thể tự làm theo cách trên hoặc mua sẵn).
Nhân pate.
Nước sốt bánh mì
Rau mùi (rửa sạch)
Tương ớt
Bước 3: Cho thêm một chút tương ớt để bánh mì que thêm phần ngon hơn.
Và đặc biệt, để vỏ bánh mì đạt được độ nóng hổi thơm ngon thì bạn có thể sử dụng cho mình máy kẹp bánh mì. Sản phẩm này sẽ giúp chiếc bánh mì của bạn nóng giòn nhanh chóng.
Hướng dẫn cách làm bánh mì que Đà Nẵng
Bánh mỳ Đà Nẵng
Bánh mì que Đà Nẵng là một trong những món đặc sản của vùng biển. Bạn có thể tham khảo chi tiết quy trình thực hiện sau đây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
300g gan lợn
500g thịt nạc vai
200g bì lợn
150g mỡ tảng
Bánh mì
Phô mai và sữa tươi không tiệt trùng
Tỏi, hành khô, hành tây, hạt tiêu
Các gia vị cần thiết: muối, bột ngọt, dầu ăn. nước mắm
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu làm bánh mì que
Thái gan lợn ra từng miếng vừa ăn sau đó cho vào tô và đổ sữa tươi vào. Các bạn tiếp tục ngâm khoảng 30 phút rồi đổ ra và rửa sạch bằng nước. Sau đó các bạn để ráo.
Với bì lợn bóp muối để làm sạch rồi sau đó cho bì trần cùng thịt lợn bằng nước nóng khoảng 10 phút và để ráo.
Rửa sạch mỡ lợn và thái mỏng để làm nhân tạo độ béo ngậy.. Sau đó thái hành tây hạt lựu và thái nhỏ tỏi, hành khô bóc vỏ đập dập và băm nhuyễn.
Bước 2: Xay nhân pate
Cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế vào dầu ăn trên chảo đã được đun nóng. Thêm hàng khô, tỏi băm, gan lợn và nước mắm vào đảo đều đến khi cạn nước. Thêm hạt tiêu nước mắm bột ngọt tỏi vào xay cùng. Sau cùng các bạn cho pate vào xay cùng hỗn hợp trên
Bước 3: Hấp pate
Bạn lấy miếng pate đã thái mỏng vào khay. Sau đó sử dụng thêm bơ hoặc dầu ăn. Tiếp tục bọc kín miệng khuôn hấp bằng giấy bacjk để tránh quá trình pate bị hấp hơi rơi nước vào bên trong. Bật bếp hấp pate trong khoảng 70 phút bằng 1 nồi thường đến khi pate chín đều có mùi thơm.
Bước 4: Hoàn tất
Sau khi pate được hấp chín sẽ có mùi thơm và vị béo ngậy, Các bạn xẻ dọc bánh mì que phết pate vào giữa. Sau đó cho thêm 1 chút tương ớt và một chút rau dưa
Cách làm bánh mì que Hải Phòng ngon
Bánh mì que Hải Phòng có đặc trưng là khá cay. Trong đó phần vỏ dai và hòa quyện với nhân rất thơm bùi và phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Cách làm bánh mì que cay Hải Phòng như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho công thức làm bánh mì que
500 gram bột bánh mì
15 gram giấm
12 gram men nở
180ml nước
Các gia vị cần thiết: muối, đường, pate, tương ớt
Các bước thực hiện:
Bước 1: Làm nở và kích men
Bước 2: Tiến hành trộn bột bánh
Bước 3: Nhào bột bánh
Bước 4: Ủ bột bánh.
Bước 5: Tạo hình bánh và nướng bánh
Bước 6: Cách làm nước sốt bánh mì que Hải Phòng
Các bạn bóc tỏi và tráng sạch bằng nước sôi để nguội. Sau đó các bạn xay nhuyễn và bóc vỏ cùng rượu dấm đổ ra bát riêng
Với ớt các bạn đem bỏ cuống, rửa sạch và bỏ bớt hạt. Phần cà chua rửa sạch và đun cùng 30ml nước vào nồi hấp cách thủy khoảng 10 phút. Khi hỗn hợp chín các bạn bỏ thêm muối và xay nhuyễn.
Tuy nhiên nếu bạn không ăn được cay có thể cho thêm một chút đường và hỗn hợp tương ớt để thưởng thức món bánh mì cay thêm phần hấp dãn.
Có thể thực hiện cách làm tương tự với các làm bánh mì que kiểu Pháp, cách làm bánh mì que Tứ Hải (thương hiệu bánh mì que nổi tiếng). Tuy nhiên cần chuẩn bị thêm bơ để đảm bảo chuẩn vị ngon và ngậy.
Giá trị dinh dưỡng của món bánh mì que
Bánh mì que rất thích hợp làm món ăn sáng bởi có chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng. Đồng thời giúp mang đến năng lượng tích cực cho một ngày mới. Cụ thể bánh mì que có hàm lượng calo 189/que. Phù hợp cho các bạn có kế hoạch giảm cân hoặc giữ gìn vóc dáng nhưng lo bị tăng cân. Bên cạnh đó hàm lượng dinh dưỡng của bánh mì que còn đến từ phần nhân pate. Pate gan tươi có chứa hàm lượng vitamin A, B12, bổ sung sắt và hỗ trợ cho chức năng gan.
Trên đây là mình đã hướng dẫn bạn khởi nghiệp từ bánh mỳ que. Với công thức trên, bạn sẽ cho ra thành phẩm bánh mì que nóng giòn, thơm ngon, nhân pate béo ngậy và chút cay cay của tương ớt, đảm bảo ngon khó cưỡng. Chúc bạn kinh doanh thành côn